CEO là gì? Tổng hợp tất cả thông tin bạn cần biết về nghề CEO
CEO là gì? Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về nghề CEO? Bạn muốn trở thành một CEO trong tương lai nhưng lại không biết nên tìm hiểu, tiếp cận nghề này như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp tất cả thông tin bạn cần biết về ngành nghề CEO này nhé.

CEO là gì?
CEO là gì? Ceo là viết tắt của từ gì?
CEO hay giám đốc điều hành là một trong những vị trí đầu não của một doanh nghiệp. CEO được viết tắt từ cụm từ Chief Executive Officer. Ngoại trừ Chief Executive Officer thì còn có nhiều cách gọi khác cho vị trí này ví dụ như: Managing Director, President, Chief Executive.
Theo giải thích của Wiki thì CEO chính là người nắm quyền điều hành cao nhất của một tổ chức. Họ là người phụ trách tổng điều hành cả một tập đoàn, công ty, tổ chức.
Phía trên CEO còn có hội đồng quản trị của doanh nghiệp, tổ chức. Họ là những người tiếp nhận báo cáo của các CEO và họ cũng là người quản lý trực tiếp của các giám đốc này. Trong một doanh nghiệp, ngoài CEO còn có những vị trí tương đương với chức vụ này là Ce (giám đốc điều hành) và MD (giám đốc quản lý).

CEO nắm giữ chức vụ gì trong doanh nghiệp
CEO nắm giữ chức vụ gì trong doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, tổ chức, giám đốc điều hành thường được bổ nhiệm bởi các giám đốc, cổ đông trong tổ chức đó. Những người được bổ nhiệm là CEO thường là những người đã có nhiều cống hiến to lớn cho doanh nghiệp và phải thông qua các đợt đánh giá năng lực nghiêm ngặt mới được thăng chức. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có nhân sự cao cấp để bổ nhiệm là CEO nên phương án họ lựa chọn thường là đi thuê giám đốc điều hành ở bên ngoài.
Là một CEO họ sẽ nắm giữ trong tay quyền sinh sát của một doanh nghiệp. Mỗi quyết định của giám đốc điều hành đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của những doanh nghiệp này. Mỗi một giám đốc điều hành đều là người lái thuyền, là chiếc kim chỉ nam dẫn đường cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Là người đứng đầu, các CEO là người đầu tiên được tận hưởng những quả ngọt mà thành công đem lại. Đồng thời, họ cũng là người phải hứng chịu áp lực, những cơn thịnh nộ đến từ dư luận, đến từ khách hàng, các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cùng sự phản đối của cổ đông. Trái ngọt được nếm trước thì áp lực mà họ phải chịu đựng cũng cao hơn những vị trí khác gấp nhiều lần. Không ít CEO đã phải bỏ việc vì bị trầm cảm do phải hứng chịu áp lực công việc quá lớn.
Vai trò của một CEO là gì?
Qua phần định nghĩa và giới thiệu cơ bản về CEO ở phái trên chắc hẳn bạn đã có cái nhìn sơ lược về ngành nghề này phải không? Thế nhưng, vai trò của một CEO là gì? Cụ thể thì họ sẽ phải làm những công việc gì? Để hiểu hơn về những vấn đề này mới bạn cùng tham khảo phần tiếp theo đây.

Vai trò của CEO là gì?
Những công việc mà CEO phải đảm nhận:
- Vạch ra chiến lược kinh doanh, phát triển cho doanh nghiệp.
- Phát triển, nâng cao tầm nhìn, sứ mệnh cho công ty.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch phát triển và lên hướng đi cụ thể cho doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các công tác xây dựng, triển khai kế hoạch, chỉ tiêu do hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và chịu trách nhiệm về mức độ tăng trưởng, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Đưa ra ý kiến, đề xuất để cải thiện, phát triển giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, mạnh hơn.
- Xây dựng, phát triển, gìn giữ hình ảnh doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Phê duyệt các vấn đề tài chính, đánh giá, kiểm soát mức độ chi phí. Xét duyệt thu chi và lên kế hoạch dự toán định kỳ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Đánh giá, thẩm định các dự án của doanh nghiệp.
- Thay mặt hội đồng doanh nghiệp tiến hành ký kế các hợp đồng thương mại.
- Tổ chức, giám sát điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo quý, năm, theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển doanh nghiệp, tiến hành đa dạng hoá sản phẩm; lên kế hoạch phân phối tiếp thị đưa sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý doanh nghiệp. Vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; giám sát, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể tiến hành đánh giá nhân viên để tiến hành khen thưởng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Phê duyệt các quy định trong doanh nghiệp cùng chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm. Xét duyệt các quy chế tiền lương, thưởng, trợ các cho nhân viên theo quý, năm.

Học gì để làm CEO
Ngành CEO là gì? Muốn làm CEO học ngành gì?
CEO là cây hải đăng soi sáng đường đi các doanh nghiệp. Là người đưa ra những quyết định mang tính “sinh, sát” những giám đốc điều hành cần phải có kiến thức uyên thâm, có cái nhìn thật sâu sắc về kinh doanh, doanh nghiệp. Vậy muốn làm CEO học ngành gì? Học trường gì để làm CEO? cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo đây nhé.
Việc chọn đúng ngành học, đúng môi trường phát triển có thể trở thành bàn đạp giúp các bạn tiến xa hơn trên con đường thành công của mình. Ngành học tốt là lựa chọn tốt nhất dành cho các bạn muốn trở thành CEO chính là ngày quản trị kinh doanh. Các bạn muốn phát triển bản thân để trở thành giám đốc điều hành trong tương lai có thể lựa chọn thi các khối A, A1, D1. Những khối thi này được hầu hết các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh xét tuyển.
Khi lựa chọn ngành quản trị kinh doanh các bạn sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Đào tạo những kiến thức từ tổng quát đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp. Ngoài những kiến thức chuyên ngành như quản lý tài chính, quản trị marketing, quản lý, điều hành doanh nghiệp thì các bạn còn được học về chứng khoán, thống kê cùng các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng mềm, ngoại ngữ… Tất cả những kỹ năng này đều được đào tạo, phát triển để giúp các bạn nâng cấp bản thân đảm bảo kiến thức để hoàn thành công việc trong tương lai.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải trau dồi thêm những kiến thức về con người, xác hội. Tiến hành xây dựng các mối quan hệ xã hội để làm bàn đạp cho bước đường thăng tiến của mình sau này. Đồng thời, ngoài việc học, trau dồi kỹ năng thì bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng như: Phân tích; phân công, quản lý công việc; hướng dẫn công việc, quản lý đồng đội; kỹ năng giải quyết vấn đề,… Bằng cách tham gia hoạt động xã hội; tham gia các công việc tại trường, lớp; đảm nhiệm các chức vụ như lớp trưởng, bí thư trong lớp; tìm kiếm công việc đi làm thêm trên ghế nhà trường.
Ngoài những vấn đề này, bạn cũng có thể tham khảo những trường học uy tín đào tạo ngành quản trị kinh doanh để bắt đầu con đường làm CEO của mình như: Đại học Tài chính, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Ngoại Thương, Học viện Tài chính, Đại học kinh tế quốc dân…
Quản trị kinh doanh hiện là một trong những ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn nhất trong các kỳ thi vào đại học, cao đẳng. Là một ngành có tỷ lệ sinh viên đông đảo nên khi ra trường việc làm dành cho các bạn trong ngành này cũng có tỷ lệ cạnh tranh rất lớn. Bởi thế, việc trang bị tốt những kiến thức về kinh tế, các kỹ năng bổ trợ cùng kỹ năng mềm sẽ giúp bạn có thể định vị được bản thân trước mặt các nhà tuyển dụng dành lấy cơ hội cho bản thân.

CFO là gì? Vai trò của CFO
CFO là gì? Vai trò của CFO
CFO là từ được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Chief Finance Officer tức là Giám đốc tài chính. CFO là một mắt xích quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tài chính trong các công ty, doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn chức vụ CFO với vị trí kế toán trưởng. Việc hai chức vụ này có đặc điểm khác nhau như thế nào còn cần phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của các công ty, doanh nghiệp. Đối với những công ty có quy mô vừa và nhỏ thì vị trí kế toán trưởng có thể kiêm luôn trách nhiệm về tài chính. Đối với những tập đoàn lớn thì vai trò của CFO sẽ trở nên rõ ràng và chuyên nghiệp hơn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng CFO là người chuyên trách giải quyết các công việc liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp như giải quyết thủ tục tài chính, tái hiện, cải thiện bức tranh tài chính của doanh nghiệp,…
Vai trò của CFO
- Làm cầu nối giữa các doanh nghiệp cùng đối tác.
CFO là người vẽ lên và nhìn thấu bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Nhờ kiến thức sâu sắc, nhạy bén về các con số trong tài chính, CFO có thể giúp doanh nghiệp dành về nhiều hợp đồng kinh doanh giá trị. Họ cũng có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong việc đàm phán với các đối tác để đôi bên cùng có lợi đi đến con đường hai bên đều win – win.
- Hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
CFO chính là người tỏ tường từng đường đi, nước bước trong các doanh nghiệp. Đây là người kiểm soát dòng tiền ra, vào trong doanh nghiệp và cũng là người tư vấn tài chính giúp doanh nghiệp có thể vận hành trơn chu.
- Người quản trị thiên tài.
CFO sẽ vạch ra kế hoạch, quy mô hoạt động tài chính phù hợp với từng doanh nghiệp, phù hợp với cơ cấu, quy mô của doanh nghiệp. Nhờ có các con số thống kê đầu vào, đầu ra cụ thể trong từng hoạt động tài chính doanh nghiệp mà CFO có thể trợ giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất rủi ro về tài chính.

Founder, CEO là gì? Sự khác nhau giữa CEO và Founder
Founder, CEO là gì? Sự khác nhau giữa CEO và Founder
Như đã nói ở phía trên thì CEO chính là giám đốc điều hành. Đây là người giám sát, điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp, công ty. Founder được hiểu là người sáng lập, nhà sáng lập ra một công ty, tổ chức hay một đế chế,… Người Founder không nhất thiết phải là CEO trong doanh nghiệp, công ty, tổ chức mà mình sáng lập. Họ có thể chỉ là các cổ đông trong công ty cũng có thể là người nắm giữ các vị trí giám đốc, trưởng phòng trong một bộ phận nào đó.
Sự khác nhau giữa CEO và Founder
- Trải nghiệm với doanh nghiệp: Founder là người sáng lập và họ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với sự thành bại của doanh nghiệp, tổ chức. Trong khi đó, CEO tuy là giám đốc điều hành, là người lãnh đạo nhưng họ làm việc cho doanh nghiệp chỉ với cương vị là người làm thuê. CEO sẽ không có sự ràng buộc, khắng khít với doanh nghiệp như các Founder sáng lập nên doanh nghiệp.
- Tham vòng: Đối với các founder thì doanh nghiệp như một đứa con tinh thần của họ. Dù họ có nhận thấy những ảnh hưởng xấu của bản thân đối với doanh nghiệp thì cũng khó mà quyết định giao lại quyền quản lý của bản thân được. Vậy nhưng, đối với CEO họ chỉ cần nhận lại được lợi ích tương xứng với những gì bản thân bỏ ra mà không cần quan tâm quá nhiều đến giá trị thành lập của doanh nghiệp.

COO là gì?
COO là gì?
COO là viết tắt của Chief Operations Officer nghĩa là giám đốc phụ trách điều hành hay giám đốc vận hành doanh nghiệp. Tại Việt Nam, CEO thường được gọi là giám đốc còn COO là người nắm giữ vị trí giám đốc điều hành.
Theo giải thích từ Wiki, CÔ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ là những người chịu trách nhiệm về các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Mỗi hoạt động của họ đều cần báo cáo thường xuyên với CEO hay các giám đốc điều hành cao nhất. COO cũng được coi là cánh tay phải, là người không thể thiếu đối với các CEO.
Thông thường, người giữ chức vụ COO cần phải tốt nghiệp bằng cử nhân kinh doanh. Họ là người có kinh nghiệm, hoạt động tối thiểu 15 năm trong doanh nghiệp.
Sau những thông tin hữu ích vừa về ngành CEO ở phía trên Akina hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc CEO là gì và tổng hợp những thông tin về ngành CEO mà bạn cần biết. Việc còn lại bạn cần làm bây giờ đó là hãy chuẩn bị hành trang, kiến thức thật tốt để làm bàn đạp trên con đường phát triển của bản thân nhé!
Xem Thêm: 5K là gì? Những điều bạn cần phải biết về nguyên tắc 5K
Thắc mắc -5K là gì? Những điều bạn cần phải biết về nguyên tắc 5K
OTP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về OTP
KOL là gì? Làm thế nào để có thể trở thành 1 KOL?
Sẽ gầy là gì? Ý nghĩa thực sự của từ sẽ gầy trên mạng xã hội
LGBT là gì? Tất tần tật về cộng đồng LGBT
Trap là gì? Sự thật về trap boy, trap girl là như thế nào?
Gen Z là gì? Những điều bạn cần biết về Gen Z