KPI là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng KPI

KPI là gì? Tại sao nó lại trở thành ác mộng đối với nhiều người đi làm như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng cùng cách sử dụng KPI trong công việc nhé.

KPI là gì

Nội Dung Chính

KPI là gì? KPI là viết tắt của từ gì

Là người đi làm chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ gì với cụm từ KPI rồi phải không. Vậy nhưng cụ thể thì KPI là gì và KPI là viết tắt của từ gì các bạn đã biết chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này tại đây nhé!

KPI là viết tắt của cụm từ key performance indicator trong tiếng Anh. Cụm từ này có nghĩa là chỉ số đánh giá tiến độ thực hiện công việc. KPI là một công cụ đánh giá hiệu quả công việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ phận chức năng hay các cá nhân trong doanh nghiệp. 

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức lại có một cách đặt KPI khác nhau để đánh giá mức độ thành công của họ đối với một mục tiêu đã được đề ra. KPI cao hay thấp sẽ được định ra tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. KPI cũng được phân ra thành các level khác nhau, ở level thấp KPI chỉ được sử dụng để đánh giá tiến độ làm việc của cá nhân, phòng ban hay dùng cho các hệ thống quy trình. Khác với KPI level thấp, KPI level cao được đặt ra nhằm phát triển, hoàn thành các chỉ số, mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. 

Vai trò của KPI trong công việc

Vai trò của KPI là gì trong kinh doanh

Vai trò của KPI là gì trong doanh nghiệp

KPI là chỉ số vô cùng quan trọng nhằm đánh giá tốc độ phát triển và tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số KPI sẽ thể hiện được doanh nghiệp có đang phát triển tốt hay không? Cụ thể KPI sẽ giúp các doanh nghiệp:

Vai trò của KPI là gì trong nhân sự

Nếu đối với doanh nghiệp KPI là để kiểm tra tiến độ làm việc thì đối với nhân viên những KPI này lại có ý nghĩa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của KPI đối với nhân viên tại đây nhé: 

Các loại KPI là gì, ví dụ về KPI

KPI thường được phân thành mấy loại? Các loại KPI là gì? Có mấy loại KPI trong công việc? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này tại đây.

Các loại KPI trong công việc

KPI thường được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng đều được tổng hợp lại thành 2 loại chính là:

Để hiểu rõ hơn về hai loại KPI này các bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ, KPI doanh nghiệp đề ra là năm 2022 toàn bộ doanh nghiệp phải đạt được doanh số là 50 tỷ. Nếu sau 12 tháng mà doanh nghiệp không đạt được con số này thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, bị các nhà đầu tư nghi ngờ về năng lực, giám đốc điều hành, giám đốc marketing và sales có khả năng bị đuổi việc. Đây là ví dụ điển hình cho KPI chiến lược.

KPI chiến thuật có thể hiểu đơn giản hơn là chỉ tiêu đề ra mỗi tháng phòng kinh doanh phải đạt được chỉ tiêu là 5 tỷ để đảm bảo cuối năm doanh thu của công ty đạt tối thiểu là 50 tỷ. Nếu phòng kinh doanh không thể đạt được KPI thì các thành viên cùng trưởng phòng KPI sẽ bị kiểm điểm thậm chí là cho nghỉ việc. 

Thông qua ví dụ trên chúng ta cũng rút ra được kết luận. Trong doanh nghiệp dù là thành viên cấp cao hay nhân viên cấp thấp đều bị ép KPI cả thôi. Các nhân viên cấp cao sẽ bị ép KPI chiến lược và nhân viên cấp thấp sẽ bì các KPI chiến thuật đuổi theo ráo riết. Để hoàn thành được mục tiêu chung thì từng cá nhân, phòng ban cần nghiêm túc để hoàn thành các chỉ tiêu cá nhân trong từng ngày, từng tuần và từng tháng. 

Chạy KPI là gì? Giải thích về thưởng KPI

Chạy KPI là hành động đẩy nhanh tiến độ công việc, gấp rút hoàn thành công việc để kịp thời hạn đã được đề ra. Thông thường các nhân viên phải chạy KPI khi công việc quá gấp rút, nhiều việc cùng một lúc hoặc không biết cách sắp xếp thời gian làm việc. Đối với doanh nghiệp cụm từ chạy KPI thực sự là một nỗi sợ khủng khiếp. Khi doanh nghiệp nói đến việc chạy KPI thì tức là tính chất sự việc đã đi đến một tầm cao mới. Việc chạy này không chỉ đơn giản như khi các nhân viên chạy KPI nữa mà nó còn liên quan đến việc tồn – vong của doanh nghiệp. 

Chạy KPI là gì? Giải thích về thưởng KPI

Thưởng KPI là gì? Ưu, nhược điểm của thưởng KPI

Thưởng KPI là hành động phát thưởng cho các nhân viên hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu KPI đã được đề ra. Việc thưởng KPI không chỉ thúc đẩy các nhân viên trong doanh nghiệp hoàn thành tốt chỉ tiêu đã được đề ra mà còn giúp doanh nghiệp nhận về nhiều lợi ích hơn nữa. Việc trả thưởng KPI cho các nhận viên là số tiền được thưởng thêm sau khi đã trả đầy đủ tiền lương như đã được thỏa thuận. 

Ưu điểm của thưởng KPI

Nhược điểm của thưởng KPI

Cách đặt chỉ số KPI cho nhân viên theo nguyên tắc SMART 

Khi đã có chỉ tiêu được đưa từ trên xuống các quản lý cần lên kế hoạch thiết lập chỉ tiêu cho nhân sự. Nguyên tắc SMART chính là một trong những phương pháp thường được sử dụng và thông dụng nhất trong các doanh nghiệp. Nguyên tắc này có thể giúp các doanh nghiệp đo lường chỉ tiêu, theo dõi tiến độ một cách hiệu quả. 

Nguyên tắc SMART trong lập kế hoạch KPI

Việc xây dựng chỉ tiêu doanh nghiệp cần có tính tập trung và phải đáp ứng những tiêu chí SMART. Nguyên tắc SMART được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

S (Specipic) – Mục tiêu cụ thể: Theo nguyên tắc này tất cả các chỉ số khi xây dựng kế hoạch KPI đều phải giải đáp được 3 khía cạnh rõ ràng là ý nghĩa, lý do lựa chọn và phương pháp đo lường. Các chỉ số mục tiêu càng rõ ràng cấp dưới sẽ càng dễ dàng làm việc. Các chỉ số càng được phân tích kỹ càng, cụ thể bao nhiêu thì con đường dẫn đến thành công càng gần bấy nhiêu. 

M (Measurable) – Mục tiêu đo lường được: Dù là công việc, KPI cho phòng ban nào thì đều phải có các chỉ số đo lường công việc. Sẽ không có công việc nào có thể hoàn thành mà chỉ tiêu lại lờ những từ ngữ mơ hồ không rõ ràng. Để hoàn thành các chỉ tiêu đã được đề ta thì người đặt chỉ tiêu cần đưa ra các thông tin rõ ràng về số lượng, chất lượng, chi phí và thời gian cần để hoàn thành công việc. 

A (Achiveable) – Mục tiêu có thể đạt được: KPI được đặt ra là để hoàn thành chứ không phải đề ra chỉ để cho có. Chúng ta không thể ngồi trên trời mà đề ra KPI cho nhân viên, cho các phòng ban được phải không. Thế nên, khi đặt ra KPI các doanh nghiệp cần chú ý chỉ số doanh thu những quý trước, đích hướng đến của doanh nghiệp và năng lực của mỗi cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. Các quản lý cần đảm bảo được rằng KPI mình đề ra là có thể đạt được chứ không phải đặt ra KPI là để làm gánh nặng cho các nhân viên. 

Đặt KPI phù hợp với năng lực

R (Realistic) – Mục tiêu thực tế: Xác định được năng lực thực tế của bản thân và đội nhóm để từ đó đặt ra mục tiêu sát với năng lực của bản thân tránh tình trạng đặt mục tiêu nhưng không thể hoàn thành được.

T (Timebound) – Mục tiêu có thời gian cụ thể: Để kiểm soát công việc thì yếu tố thời gian là yếu tố không thể thiếu. Sẽ không có công việc nào có thể hoàn thành mà thời gian làm việc lại cứ mập mờ không rõ. Để công việc được hoàn thành đúng chỉ tiêu, đúng thời hạn người đặt KPI cũng cần có deadline thời gian rõ ràng và cụ thể. 

KPI là mục tiêu, chỉ tiêu công việc mà mỗi người, mỗi đội nhóm cùng mỗi doanh nghiệp cần chung tay để thực hiện. KPI càng rõ ràng cụ thể bao nhiêu thì khả năng thành công của kế hoạch KPI càng khả thi bấy nhiêu. Để hoàn thành được công việc, doanh nghiệp cần hiểu rõ ràng thực lực của doanh nghiệp cùng các thành viên để đề ra được KPI phù hợp nhất. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về KPI là gì và những điều bạn cần biết về KPI. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về KPI, tầm quan trọng của KPI cùng cách để đặt KPI cho doanh nghiệp nhé. 

Xem Thêm: FWB là gì? Phải hiểu FWB như thế nào mới là đúng nhất?

Thắc mắc -