Ngụ binh ư nông là gì? Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông

Ngụ binh ư nông là gì? Tìm hiểu về tác dụng, hiệu hiệu quả kế sách ngụ binh ư nông của ông cha ta ở thời chiến và thời bình.

Ngụ binh ư nông là gì là thắc mắc của đông đảo mọi người thời gian gần đây. Đây là một chính sách lâu đời, được áp dụng trong việc dùng binh và phát triển đất nước. Akina xin gửi tới bạn tất cả những thông tin liên quan thông qua nội dung dưới đây!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết ngụ binh ư nông là gì?

Ngụ binh ư nông là một trong những chính sách xây dựng lực lượng quân đội được áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ. Vậy, ngụ binh ư nông là gì? Đây là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam. Ngụ binh ư nông có nghĩa là gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính sản xuất, lao động tại địa phương.

Bản chất của chính sách ngụ binh ư nông là gửi binh ở nhà nông. Tuy nhiên, với mỗi thời kỳ phong kiến, nội dung của chính sách lại mang đôi nét khác nhau: 

Thời Nguyễn: Nguyễn Ánh đã tận dụng lực lượng quân đội để khai hoang mở rộng lãnh thổ. Đây được xem như chính sách tương tự của ngụ binh ư nông, tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang do chiến tranh, huy động lực lượng binh sĩ vào khu vực Gia Định để khai hoang sản xuất. 

Thời Mạc: Thời nhà Mạc, chính sách lộc điền dần thay thế chính sách ngụ binh ư nông. Theo đó, binh lính được hưởng nhiều quyền lợi, lợi ích tốt hơn như: Được chia sản phẩm có giá trị, được chia đất,…

Tìm hiểu chi tiết ngụ binh ư nông là gì?

Tìm hiểu chi tiết ngụ binh ư nông là gì?

Thời Hậu Lê: Chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng cho cả đội quân địa phương và quân triều đình. Lực lượng quân của của các vương hầu bị xóa bỏ. 

Thời Trần: Nội dung của chính sách ngụ binh ư nông vẫn được duy trì áp dụng. Lực lượng quân của các vương hầu có số lượng không đáng kể. Quân đội ở thời Trần phân chia không nhiều và cũng không quá khác biệt so với thời Lý. 

Thời Lý: Để đảm bảo mọi binh lính đều được huấn luyện, chiến đấu cũng như sử dụng binh khí nhà Lý đã cho luân phiên binh lính về nhà làm nông, duy trì lực lượng cố định trong quân đội. Triều đình sẽ dựa theo tên đã đăng ký trong sổ để điều động trong trường hợp cần sử dụng binh lính gấp. Hơn hết, để giúp tăng gia năng suất và sản lượng lương thực, nhà Lý cho bổ sung lực lượng binh lính khỏe mạnh vào nông nghiệp. Nhìn chung, nội dung của chính sách là cho binh lính luân phiên nhau tham gia làm nông, cày ruộng. 

Ngụ binh ư nông là lực lượng nào? 

Thông qua thông tin ngụ binh ư nông là gì ở trên thì chắc hẳn chúng ta đã hiểu rõ ngụ binh ư nông là lực lượng nào? Tóm lại, ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hòa giữa giữa kinh tế và quân sự, giữa 2 lực lượng là quân đội và nông dân, ứng biến nhanh từ thời chiến sang thời bình và ngược lại khi cần. 

Nối tiếp và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta, trong điều kiện thời bình, xác định công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện và giáo dục chính trị là một trong những nội dung quan trọng. Trong đó, thành phần không thể thiếu đó là lực lượng dự bị động viên. Đây là lực lượng kế thừa truyền thống kinh nghiệm “ngụ binh ư nông”, “thực túc binh cường” trong dựng nước và giữ nước.

Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì?

Ngụ binh ư nông là một chính sách có ý nghĩa thực tiễn cao trong cả thời chiến lẫn thời bình. Vậy, tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì? Thời chiến tranh, chính sách này vừa giúp đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập, vừa cải thiện đất nước, thoát khỏi đói nghèo, góp phần duy trì sự sống, phù hợp với việc xây dựng quốc phòng với một quốc gia có lực lượng chiến đấu còn mỏng, không rộng lớn. Chính sách ngụ binh ư nông thời đó gắn liền với khát khao gìn giữ độc lập của dân tộc, thể hiện tình yêu nước đến toàn thể nhân dân.

Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì ?

Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì ?

Chính sách này đã phản ánh tư duy nông binh bất phân, đâu có dân là có quân. Nó là một chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông thôn, nông nghiệp. Đây là một chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến phân bố lực lượng một cách hợp lý, hiệu quả. Vừa có khả năng phát triển đất nước, tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo được năng lực chiến đấu của binh lính. 

Hiệu quả của chế độ ngụ binh ư nông

Chính sách này là nước đi thông minh. Hiệu quả của chế độ ngụ binh ư nông chính là giúp bộ đội rèn luyện tinh thần thích ứng với mọi điều kiện khó khăn, vừa đảm bảo quân số vừa đảm bảo lương thực cần thiết để duy trì cho các cuộc đánh lâu dài, duy trì quân số trong tương lai. Đoàn kết là sức mạnh lớn nhất giúp nhân dân ta chiến thắng được giặc xâm lược. 

Thông qua chính sách ngụ binh ư nông, người lính có thể thực hiện 2 nhiệm vụ, cùng nhau hợp tác thực hiện công việc chung của đất nước được tiến hành. Do đó, chính sách ngụ binh ư nông thể hiện tình quân dân thắm thiết. Chính sách này cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất vừa đánh giặc, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của đất nước ta. Chính sách này ngày càng đảm bảo trong giá trị và sức mạnh của quân đội ở tất cả các hoạt động. Cũng như ổn định cho các giai đoạn thực tế của bất kỳ tình hình diễn biến đất nước nào.

Việc thực hiện chế độ ngụ binh ư nông giúp giảm bớt gánh nặng về lương thực, giúp lực lượng này tự túc được về lương thực. Từ đó, đảm bảo các công việc và nhu cầu được triển khai hiệu quả, khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay.

Hiệu quả của chế độ ngụ binh ư nông

Hiệu quả của chế độ ngụ binh ư nông

Kế sách ngụ binh ư nông của ông cha ta được vận dụng hiện nay trong xây dựng lực lượng nào? 

Người lính thời bình đến với dân ở những nơi lạc hậu nhất, giúp dân canh tác theo phương thức mới ngay cả trong những địa bàn chiến lược nhất. Kế sách ngụ binh ư nông của ông cha ta được vận dụng hiện nay trong xây dựng lực lượng nào chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trãi qua 50 năm thành lập Cục Nông Binh, chính sách ngụ binh ư nông đã được phát huy suốt lịch sử phát triển của Đảng và Nhà nước ta. 

Hiện nay, để giúp dân xây dựng cuộc sống vật chất tốt hơn, lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội kinh tế, quốc phòng thực hiện xây dựng thế trận lòng dân bằng cách nhanh chóng chuyển thành lực lượng chiến đấu chặn địch ngay từ những bước chân đầu tiên. Chính sách ngụ binh ư nông đã nâng tầm cao hơn, chính là xây dựng thế trận an ninh quốc phòng trong lòng dân ở địa bàn biên giới. 

Đơn cử như các nông trường trên địa bàn Tây Nguyên thời kỳ này đang tìm mọi cách vừa sản xuất lại vừa sẵn sàng chiến đấu. Sau năm 1975, để làm đường, xây dựng cầu cống, nông trường, đi tới tất cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, khu vực Tây Nguyên đã xây dựng số quân tham gia làm kinh tế có lúc lên đến 28 vạn chiến sĩ. Hàng chục trung đoàn kinh tế ngày đêm sản xuất lương thực cung cấp cho chiến trường, phục vụ tiền tuyến lớn miền Nam. 

50 năm trước, gần 8 vạn người lính đã chuyển sang Cục Nông Binh đi xây dựng lại hệ thống giao thông, thủy lợi, xây dựng lại các nhà máy, trường học, bệnh viện, dốc sức khôi phục kinh tế,… Năm 2001 và 2004, ở hai đợt mà bọn phản động hoạt động ráo riết ở Tây Nguyên, hơn 4000 hộ đồng bào dân tộc nơi đây đã không nghe lời kẻ xấu nhờ những người lính kinh tế quốc phòng đã luôn bên cạnh dân giúp đỡ họ vượt khó khăn kinh tế. Hiện nay, đã có 19 khu kinh tế quốc phòng nằm rải rác khắp các tuyến biên giới giáp Lào, Trung Quốc, Campuchia.

Kế sách ngụ binh ư nông của ông cha ta được vận dựng hiện nay trong xây dựng lực lượng nào? 

Kế sách ngụ binh ư nông của ông cha ta được vận dựng hiện nay trong xây dựng lực lượng nào?

Đó là một trong hàng trăm phần việc thầm lặng mà người lính đã thực hiện để giúp đồng bào ở vùng sâu, vùng xa thoát nghèo. Có thể thấy, ngày nay không chỉ là người lính trở thành nông dân, mà cao hơn họ sẵn sàng đối phó với mọi thử thách, cùng dân xây dựng thế trận an ninh quốc phòng mới, giúp dân canh tác theo phương thức mới, đến với dân ở những nơi lạc hậu nhất, những địa bàn chiến lược nhất. 

Trên đây là toàn bộ thông tin ngụ binh ư nông là gì, tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì, hiệu quả của chế độ ngụ binh ư nông và kế sách ngụ binh ư nông của ông cha ta được vận dựng hiện nay trong xây dựng lực lượng nào? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Wear out là gì? Làm sao để vượt qua được cảm giác wear out

Thắc mắc -