Tại sao bà đẻ không được quét nhà – Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ

Tại sao bà đẻ không được quét nhà, tại sao bà đẻ kiêng nước lạnh, những điều kiêng kỵ khi nằm ổ và hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu lý do tại sao bà đẻ không được quét nhà? 

Quan niệm dân gian về kiêng cữ sau sinh rất khắt khe và có nhiều điểm không phù hợp với khoa học hiện đại. Tuy nhiên, lao động nặng nhọc, di chuyển quá nhiều sau sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Vì vậy, việc kiêng cữ sau sinh là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng quan trọng. Trong đó quan điểm bà đẻ kiêng quét nhà là một trong những kiêng cữ đơn giản nhất. Cùng tìm hiểu lý do tại sao bà đẻ không được quét nhà thông qua nội dung sau:

Nguyên nhân chính là do bụi bẩn mang theo vi khuẩn, vi trùng gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bà đẻ và sinh sôi khiến bà bầu bị nhiễm trùng hậu sản. Nếu như một người vừa mới sinh con, đặc biệt là sinh mổ đã phải leo mấy tầng lầu để quét nhà thì đây có thể là nguyên nhân gây băng huyết, nhiễm trùng sau sinh. Vì thế quan niệm bà đẻ kiêng quét nhà xuất phát từ mục đích giúp sản phụ được nghỉ ngơi sau sinh, không nên làm việc quá nhiều và làm những công việc nặng nhọc khi sức khỏe còn suy yếu.

Tại sao bà đẻ không được quét nhà? 

Tại sao bà đẻ không được quét nhà?

Ngày xưa vai trò của phụ nữ là tề gia nội trợ với tất cả những công việc từ nhỏ đến lớn trong nhà, trong đó có nhiều công việc tay chân nặng nhọc, vì vậy khi phụ nữ sau sinh phải kiêng quét nhà chính là điều khiến nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế hệ khác nhau, quan niệm kiêng cữ này đã bị áp dụng một cách dập khuôn hoặc biến tướng thành nhiều cách kiêng cữ vô lý khác nhau và nó cũng không mang ý nghĩa tốt đẹp như ban đầu. Kiêng quét nhà có thể hiểu rộng ra là kiêng làm những việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo,… 

Sinh xong bao lâu thì được cầm chổi quét nhà?

Theo các chuyên khoa sản khoa, nếu không kiêng cữ tốt sau sinh, mẹ dễ mắc các bệnh hậu sản. Vậy, sinh xong bao lâu thì được cầm chổi quét nhà? Tùy theo điều kiện sức khỏe, tình trạng của mẹ mà chúng ta có thể vận động làm những việc nhẹ nhàng sau sinh. Vấn đề này các mẹ đừng hiểu theo một cách máy móc. Thế nhưng không phải việc kiêng khem nào cũng mang đến lợi ích tốt nhất như quan niệm sau sinh kiêng cầm chổi quét nhà. 

Đối với phụ nữ sau sinh, việc kiêng cữ là rất quan trọng, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé. Ở cuộc sống hiện đại, chúng ta nên học hỏi những tư tưởng tiến bộ, những điều mới đúng đắn và loại bỏ kinh nghiệm xưa cũ không phù hợp. Thế nhưng cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mẹ có thể hoạt động làm việc nhà phù hợp nhất với thể trạng cơ thể của mình. Thường thì phụ nữ sau sinh khoảng hơn 1 tháng thì có thể làm việc nhà vừa vừa sức, trong đó có thể cầm chổi quét nhà. 

Tại sao bà đẻ kiêng nước lạnh? 

“Chăm sóc mẹ bầu” là một hành trình dài ngay từ khi mang thai đến sau sinh. Không có nhiều nghiên cứu được thực hiện để lý giải về lời khuyên này. Vậy, tại sao bà đẻ kiêng nước lạnh? Mẹ bầu thường được khuyên chỉ nên dùng nước ấm sau khi sinh có thể là vì những lý do sau:

– Khí hư ra nhiều sẽ khiến mẹ dễ bị đau, đặc biệt là sau khi sinh mổ. Nước lạnh kết hợp cùng với thức ăn trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dẫn đến việc hình thành khí hư. 

– Hạn chế được các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng như cảm lạnh và ho. Đặc biệt với mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng kém.

– Theo quan niệm của nhiều người, nước lạnh được cho là có thể trì hoãn quá trình hồi phục này. Nhiệt độ nóng ấm có thể làm co tử cung về kích thước ban đầu. 

– Nước ấm và đồ uống nhiệt độ vừa phải sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục của người mẹ trở nên nhanh chóng hơn.

Tại sao bà đẻ kiêng nước lạnh? 

Tại sao bà đẻ kiêng nước lạnh?

Tại sao sau sinh vợ chồng không được ngủ chung? 

Quan niệm truyền thống của chúng ta lại gồm một danh sách dài đằng đẵng những kiêng cữ từ việc phải nằm lò than, giữ ấm, không được tắm, đến không được uống đá hay kiêng ngủ cùng chồng sau sinh. Vậy, tại sao sau sinh vợ chồng không được ngủ chung? Việc không ngủ chung trong 3 tháng đầu thì vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh là đúng. Tuy nhiên, quan niệm kiêng cữ của dân gian cũng có nhiều điểm hay, lý do là theo dân gian ngủ cùng bà đẻ sẽ bị lây vận xui. 

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều? 

Tại sao bà đẻ không được nói nhiều? Theo quan niệm cũ, nếu sau khi sinh mẹ nói nhiều thì sau này dễ bị nói nhịu. Quan niệm này không hề có căn cứ khoa học. Sản phụ vẫn cứ giao tiếp bình thường, chỉ cần hạn chế nói quá to để tránh ảnh hưởng tới thanh quản. Sau sinh nở, chị em vừa trải qua cơn vượt cạn, cơ thể yếu đi nhiều vì vậy nên tránh nói nhiều để cơ thể mau hồi phục, tránh cho bản thân mắc phải hội chứng suy nhược thần kinh.

Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ

Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần lưu ý:

Không nên nín tiểu: Mẹ sau sinh không nên nhịn đi vệ sinh nếu không sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

6 tuần mới quan hệ tình dục: Bố mẹ nên kiêng quan hệ ít nhất 4 tuần sau khi sinh em bé. Đặc biệt, nếu có quan hệ thì phải ngừa thai, vì trứng có thể rụng trở lại bất cứ lúc nào. Quan hệ sau sinh sớm vừa đau lại dễ bục vết khâu, bạn nhớ dặn chồng chịu khó chờ nhé. Các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 6 tuần thì mới tốt, với điều kiện vết thương không đau.

Tránh xa các thiết bị điện tử: Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút.

Sử dụng gối mềm khi đi xe hơi: Mẹ nên đặt một chiếc gối mềm ở dưới bụng để giảm cơn nhói khi đi xe.

Tắm nắng đúng thời điểm: Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 9 giờ sáng và không nên tắm nắng quá 30 phút.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng.

Không làm việc nặng: Kiêng cữ sau sinh khoa học là mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Lao động nặng quá sớm còn là nguy cơ gây sa tử cung.

Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ

Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ

Ngồi lâu và nằm cả ngày là những điều kiêng kỵ khi nằm ổ: Mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn. 

Kiêng cữ đồ lên men, đồ chua, nước đá: Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu nhưng mẹ cũng cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Đẻ xong không kiêng có sao không? Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh chính là gặp phải những vấn đề bất ổn về sức khỏe như sau:

– Quan hệ tình dục sớm khiến sản phụ dễ bị tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng.

– Mệt mỏi, nhiễm lạnh cơ thể: Chỉ sau thời gian ngắn, chúng ta sẽ cảm nhận rõ sức khỏe giảm sút trầm trọng, luôn cảm thấy mệt mỏi và ớn lạnh. 

– Sa tử cung: Với biểu hiện ban đầu của sa tử cung là đái rắt, tức ở vùng kín, sinh hoạt vợ chồng hoặc đi vệ sinh bất tiện. Cùng với sa âm đạo, trực tràng thì chị em sau sinh không kiêng cữ cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sa tử cung (dạ con). 

– Sa âm đạo, trực tràng: Lúc này cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Đây là một trong những hậu quả nặng nề nhất của việc không kiêng cữ cần thiết sau sinh. Lúc này đã hình thành khối sa âm đạo, trực tràng và nó ngày càng lớn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đại tiện, đại tiện không tự chủ và gây đau đớn vùng âm đạo. Nhiều người vì thấy chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt nên chủ quan không đi khám dẫn đến tình trạng ngày một nặng nề, nghiêm trọng hơn. Có nhiều người sau khi sinh con đã hoạt động, làm việc như bình thường từ rất sớm nên chỉ sau thời gian đã bắt đầu thấy nặng ở vùng âm đạo và hậu môn. 

– Nguy cơ mắc các bệnh lý: Nếu sau sinh mà kiêng cữ không tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở mẹ bầu cao tuổi và gặp các nguy cơ như mắc các bệnh lý như xương khớp, não, hệ hô hấp, tiêu hóa,… Quá trình mang thai, cơ thể người mẹ tập trung dưỡng chất cho việc nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến nhiều biến đổi về sinh lý và trao đổi chất.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

– Thiếu máu: Sau khi sinh, chị em mất khá nhiều máu nên nếu bổ sung dinh dưỡng không đủ và nghỉ ngơi không hợp lý thì rất dễ dẫn đến thiếu máu. Máu là nguồn cung cấp năng lượng, oxy và dinh dưỡng để nuôi hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nếu bị thiếu máu sẽ khiến da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, suy nhược cơ thể, thiếu tập trung.

– Suy nhược cơ thể, sức khỏe suy yếu: Chị em cần chú trọng đến sức khỏe của mình, đừng quá chủ quan để phải gánh hậu quả về sau. Sau sinh cơ thể chị em mất khá nhiều máu và năng lượng, nếu không chú ý nghỉ ngơi mà lao động, làm việc quá sức sớm có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, tuần hoàn não, xương khớp khó hồi phục về sau và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin tại sao bà đẻ không được quét nhà, tại sao bà đẻ kiêng nước lạnh, những điều kiêng kỵ khi nằm ổ và hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Tại sao tai nghe Bluetooth chỉ nghe được 1 bên và cách khắc phục

Đời Sống -