Tại sao da lúc trắng lúc đen? Da mặt bị thâm đen là bệnh gì?

Tại sao da lúc trắng lúc đen? Đọc ngay để tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như lý do tại sao da mặt khó trắng và da mặt bị thâm đen là bệnh gì?

Có thể nói, da là tấm gương phản chiếu rất rõ về tình trạng sức khỏe. Những thay đổi về màu sắc trên da dù rất nhỏ nhưng cũng có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết những căn bệnh đang tìm ẩn bên trong cơ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết lý do tại sao da lúc trắng lúc đen?

Nội Dung Chính

Tại sao da lúc trắng lúc đen? Nguyên nhân da mặt sạm đen

Có những ngày làn da bạn trở nên xỉn màu hơn bình thường, nhưng lại có những ngày gương mặt bạn trông thật rạng rỡ với làn da trắng mịn hồng hào. Làn da lúc trắng lúc đen tiết lộ một số vấn đề về sức khỏe của bạn. Vậy, tại sao da lúc trắng lúc đen? Nguyên nhân da mặt sạm đen bất thường có thể tới từ: 

Do bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da: Làn da trở nên mờ xỉn, thiếu sức sống nếu làn da thiếu ẩm kết hợp với tế bào chết tích tụ lâu ngày cũng khiến da không đều màu. Da bị khô là một trong những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến tông da. 

Do khói thuốc lá: Hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra sự phân hủy collagen. Các chất gây ung thư có trong khói thuốc cực kỳ có hại đến cấu trúc của da. Nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ tươi sáng của làn da. 

Do chế độ ăn uống không khoa học: Làn da bạn không được bổ sung đầy đủ vitamin sẽ ảnh hưởng đến nét rạng rỡ của làn da bạn.

Tại sao da lúc trắng lúc đen? Nguyên nhân da mặt sạm đen

Tại sao da lúc trắng lúc đen? Nguyên nhân da mặt sạm đen

Do stress kéo dài: Tác nhân gây suy giảm lưu lượng máu đến da và ảnh hưởng tới quá trình phục hồi da chính là tâm trạng thường xuyên lo âu căng thẳng. Hormone cortisol trong cơ thể tăng lên khi bị stress kéo dài chính là nguyên nhân khiến da bạn lúc trắng lúc đen. 

Do thức khuya: Nếu bạn thức khuya, khoảng thời gian để làn da tự phục hồi sẽ bị rút ngắn đi. Ban đêm thời điểm vàng cho quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da, thức khuya cũng là nguyên nhân khiến làn da bạn xấu đi. 

Do các tế bào chết tích tụ trên da: Các mảng da chết tích tụ lâu ngày sẽ khiến da bị sạm đi và tối màu. Nếu không loại bỏ tế bào da chết định kỳ, làn da bạn sẽ bị khô, đóng vảy và kém mịn màng. 

Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Sự thay đổi về mức độ estrogen và progesterone cũng ảnh hưởng đến vẻ ngoài của làn da bạn. 

Do cơ thể bị thiếu nước: Da bị thiếu nước thường xuyên có thể dẫn đến xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Do đó khiến da bạn trông xanh xao, mờ xỉn và kém tươi tắn.

Do ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều lại không tốt cho da. Khi đó, lượng hắc sắc tố (melanin) sẽ tăng lên, làm cho da bạn bị sạm đi. 

Nguyên nhân da mặt tối màu hơn da tay

Có một thực tế diễn ra rằng dù bạn sử dụng đầy đủ các loại kem dưỡng, kem chống nắng,… cho da mặt nhưng khi nhìn xuống cơ thể, làn da bên dưới vẫn trắng hơn rất nhiều so với da mặt? Nguyên nhân da mặt tối màu hơn da tay có thể tới từ: 

Do thói quen hàng ngày: Các thói quen bạn có thể mắc phải như không che chắn da khi ra nắng, sử dụng các thiết bị điện tử đến tận khuya, tiếp xúc thường xuyên trong môi trường nhiều khói bụi,… sẽ khiến làn da ngày càng tối màu và thâm đen. Các thói quen hàng ngày này chính là lý do khiến da mặt thường đen hơn da body. 

Do không tẩy tế bào chết: Da mặt sau một ngày dài hoạt động thường tích tụ nhiều tế bào chết, dẫn đến vùng da mặt bị đen hơn, nếu để lâu ngày sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn, sạm da và viêm.

Nguyên nhân da mặt tối màu hơn da tay

Nguyên nhân da mặt tối màu hơn da tay

Do ánh nắng mặt trời: Bạn sẽ dễ nhận thấy da mặt đen sạm hơn da body bởi da mặt thường bị tổn thương nhiều hơn so với các vùng da khác trên cơ thể, nhất là khi tiếp xúc lâu với tia cực tím, tia UV gây hại cho làn da, từ đó sẽ sản sinh ra các melanin khiến da bị đổi màu và gây rối loạn sắc tố. Da mặt chính là khu vực dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như ánh nắng mặt trời, bụi bặm,…

Do giảm cân đột ngột: Sau khi giảm cân, cơ thể của chị em trở nên đẹp hơn những vùng da mặt lại xuất hiện các vết nhăn và đen hơn.

Do cơ thể thiếu nước: Da mặt chính là khu vực biểu hiện rõ nét nhất tình trạng thiếu nước so với những vùng da còn lại. Làn da sẽ không được nhận đầy đủ độ ẩm dẫn đến bị khô sạm, nhăn nheo và dần trở nên đen hơn nếu bạn không uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Bởi nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể và có công dụng cung cấp độ cân bằng cho da. 

Cách điều trị skincare da bị xỉn màu

Hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng phải đối mặt với tình trạng da xỉn màu, kém rạng rỡ dù đã skincare đủ thứ. Cách điều trị skincare da bị xỉn màu như sau: 

Chụp ảnh IPL: Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện liệu trình này mỗi năm một lần. Các quy trình như chụp ảnh IPL có thể làm đều màu da và cải thiện độ phản chiếu ánh sáng của da, giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các đốm nâu. 

Kích thích tăng trưởng collagen với retinoid: Nên điều trị bằng retinoid 2 ngày/1 tuần vào buổi tối, sau đó tăng tần suất lên khi da bạn đã dần quen với thành phần này. Retinoids giúp lấy đi các lớp tế bào da cũ và kích thích các tế bào da mới, từ đó đem lại cho bạn làn da tươi trẻ. Hoạt chất này đã được khoa học chứng minh là có thể kích thích tăng sinh collagen và bình thường hóa quá trình luân chuyển tế bào da.

Dưỡng ẩm làn da: Kem dưỡng chứa các hoạt chất như dimethicone và petrolatum có công dụng ngăn ngừa da mất đi độ ẩm cần thiết. Các hoạt chất như axit hyaluronic và glycerin trong kem dưỡng da giúp hút nước vào lớp biểu bì, đem lại cho bạn da căng mọng. Bạn có thể tìm mua các loại kem dưỡng có chứa thành phần ceramide giúp tái tạo và bảo vệ hàng rào của da.

Cách điều trị skincare da bị xỉn màu

Cách điều trị skincare da bị xỉn màu

Đắp mặt nạ: Bạn có thể sử dụng mặt nạ từ 1 đến 3 lần mỗi tuần, nhưng điều này phụ thuộc vào sản phẩm và loại da của bạn. Đắp mặt nạ hàng tuần sẽ giúp làn da bạn trở nên tươi sáng, giảm hẳn các dấu hiệu da mặt xỉn màu.

Sử dụng serum dưỡng da: Vì serum hấp thụ nhanh vào da của bạn, bạn có thể thoa serum từ 1 – 2 lần/1 ngày sau khi rửa mặt. Bạn cũng có thể dùng serum có hàm lượng cao các thành phần giúp làm sáng da, làm giảm các dấu hiệu lão hóa, tăng cường dưỡng ẩm. 

Tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp da xỉn màu: Sau khi tẩy tế bào chết, bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm ngay để khóa ẩm và bảo vệ các tế bào da non mới hình thành. Bạn nên bắt đầu tẩy tế bào chết 2 lần/1 tuần và tăng giảm tần suất phù hợp với làn da của bạn. Theo thời gian, tẩy tế bào chết có khả năng làm mịn da và sáng bóng làn da, đồng thời giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và làm đều màu da. 

Tránh sử dụng nước nóng: Bạn nên chọn các loại sữa rửa mặt dưỡng ẩm với các thành phần như dầu dừa, bơ hạt mỡ hoặc dầu hạnh nhân và sử dụng nước âm ấm khi rửa mặt để giúp giữ ẩm da.

Làm sạch da nhẹ nhàng: Tránh tẩy tế bào chết mạnh hay sử dụng các chất tẩy mạnh. Bạn hãy rửa mặt lại với sữa rửa mặt để loại bỏ lớp dầu tẩy trang và bụi bẩn còn sót lại trên da. Để sở hữu làn da tươi tắn, đều màu, bạn cần loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông một cách nhẹ nhàng.

Da mặt bị thâm đen là bệnh gì? 

Da bị sạm đen rất có thể đang “cảnh báo” vấn đề của sức khỏe. Trong đó, có rất nhiều bệnh nghiêm trọng sẽ “báo hiệu” ngay lên làn da. Vậy, da mặt bị thâm đen là bệnh gì? Về bản chất, da mặt sạm đen là do vấn đề melanin của da bị rối loạn, thay đổi về số lượng. Yếu tố dẫn đến sự rối loạn này có thể do một số bệnh lý như sau:

Da mặt bị thâm đen là bệnh gì? 

Da mặt bị thâm đen là bệnh gì?

Tại sao ở trong nhà mà da vẫn đen?

Dân văn phòng hầu như chẳng phải bước chân ra đường vào ban ngày và tiếp xúc với ánh nắng, thế mà da vẫn đen sạm. Vậy, tại sao ở trong nhà mà da vẫn đen?

Đèn huỳnh quang gây bức xạ nhiệt: Bạn cần dùng các biện pháp để giúp da ngăn chặn tia UV như áp dụng thoa kem dưỡng trắng toàn thân để có làn da trắng sáng. Bởi ánh sáng đèn huỳnh quang có thể đóng góp thêm khoảng 3% vào sự tiếp xúc với tia UV trong đời sống thường ngày.

Dùng kem dưỡng trắng toàn thân chứa gốc vitamin A vào ban ngày: Bạn vẫn có thể sử dụng kem dưỡng trắng toàn thân này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vitamin A dùng trong mỹ phẩm sẽ được tổng hợp thành một chất gọi là retinol. Nhưng không nên dùng retinol vào buổi sáng và chú ý sử dụng các thiết bị cũng như bôi kem chống nắng đầy đủ khi ra ngoài. Ngoài ra, trong giai đoạn sử dụng retinol, da cũ sẽ tróc ra và lớp da non hiện lên, càng trở nên nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi ánh sáng mặt trời. Bởi nhược điểm của hoạt chất này là sẽ bị biến đổi khi tiếp xúc với ánh sáng, từ đó gây kích ứng da.

Ngồi gần cửa sổ lúc trời nắng: Ngồi làm việc gần những cửa kính thì chắc chắn các tia cực tím sẽ tấn công làn da của bạn. Thực tế, các loại kính chỉ có khả năng ngăn cản sự xuyên thấu của tia UVB và hoàn toàn vô dụng trước tia UVA.

Trên đây là toàn bộ thông tin tại sao da lúc trắng lúc đen, nguyên nhân da mặt sạm đen, tại sao da mặt khó trắng, cách điều trị skincare da bị xỉn màu và da mặt bị thâm đen là bệnh gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Tại sao chuyển tiền mà không nhận được tiền? Cách khắc phục

Hỏi và Trả lời -