Tại sao nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu, tiểu sử cha Công tử Bạc Liêu
Tại sao nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu, tiểu sử cha Công tử Bạc Liêu, đất của Công tử Bạc Liêu để lại cho con cháu, kết cục của đồng tộc Trần Trinh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu tại sao nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu?
Trần Trinh Trạch là đại điền chủ giàu nhất nước, có 74 sở điền khắp lục tỉnh với 145.000ha và hơn 10.000ha ruộng muối, có cả ruộng muối ở miền Trung. Trong 7 người con thì chỉ Trần Trinh Huy được đại điền chủ Trạch cho du học Pháp với kỳ vọng mở mang kiến thức để khuếch trương tài sản gia tộc Trần Trinh. Cùng tìm hiểu tại sao nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu thông qua nội dung dưới đây:
Ba năm ở Pháp, Huy mang về cho gia tộc khả năng ăn chơi, lái xe, lái máy bay và kinh nghiệm bồ bịch. Trần Trinh Khương, người con út của ông Trạch sau Cách mạng tháng Tám cũng đã đưa toàn bộ vợ con qua Pháp ở. Người con trưởng của Trần Trinh Trạch là Trần Trinh Đinh, bị lực lượng Việt Minh bắt nộp thuế ngay sau khi được Trần gia giao cai quản nhà máy xay xát Hậu Giang. Sau này “lính kín” phát hiện được và y cùng cả gia đình trốn biệt lên Sài Gòn, sau đó không trở về cai quản điền sản Trần gia nữa.
Tại sao nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu?
Cuối cùng sự nghiệp Trần gia chỉ còn trông cậy vào Trần Trinh Huy. “Cả đời Trần Trinh Huy chỉ biết ăn chơi chứ không biết làm” chính là câu nói mà hậu duệ dòng họ Trần Trinh đã đúc kết được một câu “xanh rờn”. Sản nghiệp họ Trần giao cho Huy cũng giống như “giao trứng cho ác”. Huy có làm chăng là để tạo cớ mà thụt két gia đình, chỉ là kẻ chỉ biết ăn chơi chứ không biết làm. Và cứ thế Trần gia từ từ suy sụp.
Vào thập niên 40 trở về sau, cách mạng cuốn theo đại bộ phận nhân dân chảy đến cái đích của tự do độc lập, như một dòng sông chảy xiết mang cơm áo cho dân cày. Nó không thể gồng gánh nổi việc nuôi nấng những cậu ấm, cô chiêu vốn quen chơi hơn quen làm, gót đỏ như son. Thế cho nên, điền đất của Trần gia không còn phát sinh lợi tức từ điền tô nữa.
Tiểu sử cha Công tử Bạc Liêu
“Tứ Trạch” là Trần Trinh Trạch (1872-1942) hay thường gọi là Hội đồng Trạch, nguyên là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam Kỳ (Conseil Privé). “Tứ đại phú hào” Sài Gòn xưa không thể không kể tới đại phú hộ Trần Trinh Trạch, cha đẻ của “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy. Tiểu sử cha Công tử Bạc Liêu được rất nhiều người quan tâm.
Năm 1927, Trần Trinh Trạch đồng sáng lập và điều hành Ngân hàng Việt Nam – ngân hàng đầu tiên của người Việt Nam, trụ sở đặt tại Sài Gòn. Do đất đai mênh mông, không bị chia khoảnh vụn vặt nên Công tử Bạc Liêu(con thứ hai của ông Trạch) có thể dùng ca-nô đi thăm ruộng). Ông thu dụng khoảng 90 từng khạo để thay mặt ông đi thu tô tức. Ngoài hai dãy phố lầu ở Bạc Liêu và một dãy phố lầu ở đường La Grandière ở Sài Gòn (sau là đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng).
Tương truyền, bấy giờ toàn tỉnh Bạc Liêu có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là tài sản ông Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110 nghìn ha đất trồng lúa, gần 100 nghìn ha ruộng muối. Trong khi toàn bộ 04 triệu nông dân tại Nam Kỳ chỉ có 500 nghìn ha ruộng đất, giới điền chủ lớn chiếm hơn 01 triệu ha ruộng đất thì riêng Hội đồng Trạch đã chiếm 145 nghìn ha.
Từ ruộng đất, ông đã phất lên nhanh, được xếp vào hàng “đại phú” bậc nhất miền Nam, ông mở mang sang lĩnh vực làm muối và trở thành nhà cung cấp chi phối muối cho cả Nam Kỳ. Có lời đồn rằng, ông Trạch cho con bạc vay tiền rồi về sau làm chủ luôn tài sản của các con bạc thiếu nợ, ông mau giàu lớn nhờ tài đánh bạc, thường tổ chức bài bạc trong nhà. Ông tích tụ ruộng đất bằng cách thu mua đất đai của những địa chủ thất cơ lỡ vận, trong đó có cả chính anh em nhà vợ. Chính nhờ vốn kiến thức, hiểu biết rõ về luật pháp đất đai, cộng với vốn liếng cha vợ giúp đỡ.
Tiểu sử cha Công tử Bạc Liêu
Năm 1895, ông cưới Bà Phan Thị Muồi là con gái thứ tư của Bá hộ Bì (Phan Hộ Biết), người nổi danh là “Vua lúa gạo Nam Kỳ”, có đất ruộng nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu. Các con và rể khác của ông Bì mê cờ bạc, lần lượt đem cầm cố cho ông Trạch, không chuộc được, đành mất luôn nên đất ruộng Bá hộ Bì tách bộ (địa bạ) chia cho các con đều lần lượt lọt vào tay chàng rể thứ tư này. Từ đó, thầy ký Trạch thôi làm công chức, chuyển sang làm điền chủ.
Theo lệ thực dân thời ấy, lẽ ra con của gia đình đó phải học tiếng Pháp, nhưng cậu chủ lại lười không chịu đi học, cho nên họ nhờ ông Trạch đi học thế.
Dân gian còn gọi ông là Hội đồng Trạch, nguyên Chánh Hội trưởng và đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam. Trần Trinh Trạch giàu lên nhờ tổ chức đánh bạc, về sau “luật nhân quả” báo ứng, con cháu của ông cũng vì cờ bạc mà tán gia bại sản, chết trong cơ hàn.
Cuối đời của Công tử Bạc Liêu
Công tử Bạc Liêu có 5 người vợ chính thức, trong đó ông có một vợ người Pháp khi ông sang du học bên Pháp. Công tử Trần Trinh Huy đã tạo nên nhiều giai thoại gắn liền với vùng đất Bạc Liêu và đặc biệt tạo thương hiệu du lịch cho tỉnh, mang tên Công tử Bạc Liêu. Ông giúp người nông dân có cơ hội vui chơi sau mùa vụ, ông còn tổ chức các buổi hội chợ, thương nghiệp để tạo cơ hội cho các chủ điền hợp tác giao thương hàng hóa. Công tử Bạc Liêu cũng là người đầu tiên ở miền Tây tổ chức cuộc thi đấu xảo sắc đẹp hoa hậu miệt đồng để nâng cao giá trị của người phụ nữ.
Khi cha mẹ giao toàn bộ tài sản cho ông điều hành, ông thuê một người Pháp về làm công, theo hợp đồng được hưởng 10% trên tổng lợi nhuận hằng năm, người Pháp này sẽ làm quản gia cho nhà ông quản lý sổ sách, điền địa. Ông có đầu óc canh tân, hiện đại và văn minh. Ông xóa nợ, xé giấy nợ cho tá điền, giảm tô cho nông dân, sẵn sàng giúp đỡ cho người nghèo khổ, có quan hệ với mọi người không kể sang hèn giàu nghèo. Công tử Bạc Liêu nổi tiếng ăn chơi, có sức hấp dẫn với người đời là người còn ở tính hào phóng.
Chinh phục cô Ba Trà thất bại đã tạo cho công tử Bạc Liêu cú “sốc” nặng về tinh thần. Bệnh thận lâu nay trong người có cơ hội vùng lên tái phát dữ dội và nhập viện. Từ lúc ấy cho đến khi qua đời hơn 1 năm trời công tử Bạc Liêu sống trong bệnh viện. Ngày 13/1/1974 công tử Bạc Liêu trút hơi thở cuối cùng chấm dứt chuỗi ngày rong chơi của một công tử hào hoa nhất vùng nam kỳ lục tỉnh. Trong khi đó, những con cháu ông tiếp tục truyền thống của ông đắm chìm trong ăn chơi sa đọa. Gia sản ông để lại cho con cháu cũng ngày càng cạn kiệt.
Đất của công tử Bạc Liêu để lại cho con cháu còn không?
Công tử Bạc Liêu có 8 người con, lần lượt là: Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức, Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ. Thực tế, đất của công tử Bạc Liêu để lại cho con cháu không còn nhiều. Ông Đức bán sách và kể về cha mình ở “nhà trưng bày công tử Bạc Liêu”. Con trai công tử Bạc Liêu tâm sự: “Cơ ngơi này cũng một tay ông nội làm ra, ba tôi là người xài tiền, tới tôi lại là người đi kiếm tiền”. Sự kiện chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc Hội đồng Trần Trinh Trạch chính là ngày 18/6/2022, ông Trần Trinh Đức qua đời, hưởng thọ 76 tuổi.
Đất của công tử Bạc Liêu để lại cho con cháu
Kể cả Trần Trinh Nhơn, anh kế của ông Đức, trước ăn chơi vô độ nay cũng sống ẩn dật nghèo túng đâu đó, lâu lắm rồi không thấy về quê hương Bạc Liêu. Ông Đức từ đó phải lưu lạc khắp các vùng đất, cuối cùng về lại quê hương làm đủ thứ nghề nuôi vợ con, từ bán giày cũ, chạy xe ôm ai kêu gì làm đó. Trước đó, thứ duy nhất công tử Bạc Liêu để lại cho con của mình chính là căn nhà ở đường Nhất Linh, các con của ông bán chúng với giá 28 lượng vàng, chia mỗi người một ít rồi mạnh ai nấy sống.
Kết cục của đồng tộc Trần Trinh
Thương hiệu Công tử Bạc Liêu đến nay đã trở thành một thương hiệu lớn về du lịch, thu hút nhiều lượt khách tham quan đến với tỉnh Bạc Liêu. Nhìn một cách khách quan, tư duy canh tân của Trần Trinh Huy đã mang lại nhiều nét mới cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta thời bấy giờ. “Nghìn đời bia miệng” – Những giai thoại truyền miệng về sự việc ăn chơi phóng túng của Công tử Bạc Liêu vẫn luôn theo suốt chiều dọc thời gian.
Người con trai “thừa kế” của Công tử Bạc Liêu giờ đã chớm bước sang tuổi 70. Không kém cạnh người cha Trần Trinh Huy, Trần Trinh Đức cũng ăn chơi phóng túng, bán dần của cải gia tộc. Kết cục của đồng tộc Trần Trinh – Một kết cục bi thảm cho sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh lẫy lừng một thời. Ba Đức có hai người con trai, một của vợ trước, mang họ mẹ, đang sống nghèo khó đâu đó ở tỉnh Đồng Tháp, cả chục năm rồi ông không gặp lại, một là anh ruột của cô gái điên, cũng đang sống không nhà đâu đó ở Đồng Nai, nhiều năm rồi ông cũng không gặp.
Người thừa kế cuối cùng của dòng họ Trần Trinh còn lại chỉ là cô con gái tâm thần vì bị phụ tình. Hai người con trai của Trần Trinh Đức hiện đều sống trôi dạt ở các tỉnh miền Tây và không còn liên lạc gì với gia tộc. Kết cục của cả tộc Trần Trinh là tiêu xài hết khối tài sản còn lại, gia đình ly tán và tha phương tứ xứ.
Trên đây là toàn bộ thông tin tại sao nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu, tiểu sử cha Công tử Bạc Liêu, đất của Công tử Bạc Liêu để lại cho con cháu, kết cục của đồng tộc Trần Trinh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Tại sao lại có cảm giác ham muốn và chu kỳ ham muốn của đàn ông
Hỏi và Trả lời -Tại sao lại có cảm giác ham muốn và cần làm gì để tăng ham muốn ở phụ nữ?
Tại sao không gỡ được tài khoản Messenger và cách khắc phục
Tại sao không đổi được mã PIN thẻ ATM và cách đổi mã PIN
Tại sao đạo Thiên Chúa không được làm công an?
Tại sao không ghim được bài viết trên Fanpage?
Tại sao không nhận được mã OTP BIDV? Cách khắc phục
Ăn ổi nhiều có tốt không? Tác hại của ổi khi ăn quá nhiều